CHỈ SỐ IP LÀ GÌ? Bài chia sẻ chi tiết về các chỉ số, cấp độ, mức bảo vệ và các ký hiệu, ký tự liên quan

     Khi chọn mua đèn nói riêng và các thiết bị công nghệ nói chung, ta thường thấy các chỉ số IP65, IP44, IP5X,… Vậy những chỉ số này là gì? Có ý nghĩa như thế nào? Hãy cùng ZALAA tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Xem thêm: Tìm Hiểu Về Ý Nghĩa Của Các Chỉ Số IP Trên Đèn LED

1. Chỉ số IP là gì?

Chỉ số IP (ingress protection) dùng để phân loại và xếp hạng mức độ bảo vệ của lớp vỏ bảo vệ hoặc tủ điện. Ủy ban kỹ thuật điện quốc tế là cơ quan ban hành tiêu chuẩn này.

Tiêu chuẩn được tạo ra nhằm cung cấp cho người sử dụng thông tin rõ ràng hơn thay vì những thuật ngữ quảng cáo mơ hồ như chống nước. Cấp bảo vệ thường được ký hiệu bằng “IP” và theo sau với 2 con số.  Hai con số chỉ mức độ bảo vệ của lớp vỏ chống lại tác động của bụi bẩn và nước ví dụ IP65. Các chỉ số chỉ ra các tiêu chuẩn mà sản phẩm đạt được. Nếu có một tiêu chí bảo vệ nào đó không đạt được, chỉ số sẽ được thay bằng ký tự X.

2. Chi tiết mã

2.1, Bảo vệ khỏi vật rắn

Số đầu tiên chỉ thị mức độ bảo vệ của vỏ bọc khỏi sự thâm nhập vào các bộ phận dễ gây nguy hiểm (như, chất dẫn điện, bộ phận chuyển động) và sự thâm nhập của các vật thể rắn bên ngoài.

Cấp độ Bảo vệ khỏi vật có kích thước Tác dụng
0 Không có bảo vệ khỏi tiếp xúc và thâm nhập của vật thể
1 >50 mm Bề mặt lớn của vật thể, như mu bàn tay, nhưng không có khả năng chống lại sự tiếp xúc với bộ phận cơ thể
2 >12.5 mm Ngón tay hoặc các vật thể tương tự
3 >2.5 mm Thiết bị, dây dày, v.v
4 >1 mm Phần lớn dây, ốc vít, v.v
5 Ngăn bụi Không bảo vệ hoàn toàn khỏi sự thâm nhập của bụi, nhưng sẽ không bị thâm nhập với số lượng đủ lớn để ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của thiết bị; bảo vệ hoàn toàn khỏi tiếp xúc
6 Chống bụi Không cho bụi xâm nhập; hoàn toàn bảo vệ khỏi tiếp xúc

2.2, Bảo vệ khỏi chất lỏng

Số thứ hai chỉ thị mức độ bảo vệ của vỏ bọc khỏi sự thâm nhập nguy hiểm của nước.

Cấp độ Bảo vệ khỏi Được kiểm nghiệm đối với Chi tiết
0 Không được bảo vệ
1 Nước nhỏ giọt Nước nhỏ giọt (thẳng đứng) sẽ không có tác động nguy hiểm. Thời gian kiểm nghiệm: 10 phút
Tương đương với mưa rơi 1 mm mỗi phút
2 Nước nhỏ giọt khi nghiêng tới 15° Nước nhỏ giọt thẳng đứng sẽ không có tác động nguy hiểm khi vỏ bọc đặt nghiêng một góc tối đa 15° từ vị trí bình thường. Thời gian kiểm nghiệm: 10 phút
Tương đương với mưa rơi 3 mm mỗi phút
3 Tia nước Nước rơi thành tia ở góc tối đa 60° từ vị trí thẳng đứng sẽ không có tác động nguy hiểm. Thời gian kiểm nghiệm: 5 phút
Lượng nước: 0.7 lít mỗi phút
Áp lực: 80–100 kPa
4 Tạt nước Nước được tạt vào vỏ bọc từ bất kỳ hướng nào sẽ không có tác động nguy hiểm. Thời gian kiểm nghiệm: 5 phút
Lượng nước: 10 lít mỗi phút
Áp lực: 80–100 kPa
5 Phun nước Nước được phun từ vòi (6,3 mm) vào vỏ bọc từ bất kỳ hướng nào sẽ không có tác động nguy hiểm. Thời gian kiểm nghiệm: tối thiểu 3 phút
Lượng nước: 12.5 lít mỗi phút
Áp lực: 30 kPa từ khoảng cách 3 m
6 Phun nước mạnh Nước được phun mạnh từ vòi (vòi 12,5 mm) vào vỏ bọc từ bất kỳ hướng nao sẽ không có tác động nguy hiểm. Thời gian kiểm nghiệm: tối thiểu 3 phút
Lượng nước: 100 lít mỗi phút
Áp lực: 100 kPa từ khoảng cách 3 m
6K Phun nước mạnh với áp lực tăng dần Nước được phun mạnh từ vòi (vòi 6,3 mm) vào vỏ bọc từ bất kỳ hướng nào, với áp lực tăng dần, sẽ không có tác động nguy hiểm. Thời giam kiểm nghiệm: tối thiểu 3 phút
Lượng nước: 75 lít mỗi phút
Áp lực: 1000 kPa từ khoảng cách 3 m
7 Ngâm trong nước sâu tới 1 m Nước không thể thâm nhập với lượng nguy hiểm khi vỏ bọc được ngâm vào nước với điều kiện áp lực và thời gian quy định (sâu tối đa 1 m). Thời gian kiểm nghiệm: 30 phút
Điểm ngâm thấp nhất của vỏ bọc có chiều cao dưới 850 mm là 1000 mm dưới mực nước, điểm cao nhất của vỏ bọc có chiều cao từ 850 mm trở lên là 150 mm dưới mực nước
8 Ngâm sâu hơn 1 m Thiết bị phù hợp với việc ngâm liên tục trong nước dưới điều kiện do nhà sản xuất đặt ra. Tuy nhiên, với một số loại thiết bị cụ thể, điều này có thể có nghĩa là nước có khả năng xâm nhập nhưng không gây hại. Thời gian kiểm nghiệm: ngâm liên tục trong nước
Độ sâu do nhà sản xuất chỉ định, thường tối đa 3 m
9k Phun nước mạnh với nhiệt độ cao Bảo vệ khỏi áp lực cao, nhiệt độ cao ở khoảng cách gần từ trên xuống.

2.3, Các ký tự khác

Tiêu chuẩn còn định nghĩa các ký tự gắn thêm vào để phân loại mức độ bảo vệ khỏi sự tiếp xúc của người vào các bộ phận nguy hiểm:

Cấp độ Bộ phận được bảo vệ khỏi tiếp xúc với phần nguy hiểm
A Mu bàn tay
B Ngón tay
C Thiết bị
D Dây

Các ký tự khác có thể được gắn thêm vào để cung cấp thông tin bổ sung liên quan đến việc bảo vệ thiết bị:

Ký tự Ý nghĩa
f Chống dầu
H Thiết bị điện thế cao
M Thiết bị di chuyển trong kiểm nghiệm với nước
S Thiết bị đứng yên trong kiểm nghiệm với nước
W Điều kiện thời tiết

3. Cấp bảo vệ tối thiểu của đèn LED trong chiếu sáng

STT Đặc điểm – phân loại môi trường làm việc Cấp bảo vệ tối thiểu
1 Đèn lắp đặt trong khu vực nông thôn IP23
2 Đèn lắp đặt trong đô thị vừa và nhỏ, khu công nghiệp nhẹ, khu nhà ở IP44
3 Đèn lắp đặt trong đô thị lớn, khu công nghiệp nặng Phần quang học IP54

 

Các phần khác IP44

4 Đèn đặt dưới độ cao 3m IP44
5 Đèn lắp đặt trong hầm trên thành cầu IP55
6 Đèn có thắp đặt chiếu sáng ngoài trời IP66
7 Vị trí lắp đặt đèn có khả năng xảy ra úng ngập IP67
8 Đèn phải thường xuyên làm việc trong điều kiện ngâm nước IP68

4. Hệ số duy trì của đèn

Chu kỳ bảo dưỡng đèn Cấp bảo vệ của bộ đèn 
IP2X
Phân loại môi trường
Đô thị lớn, khu công nghiệp nặng Đô thị vừa và nhỏ, khu công nghiệp nhẹ Nông thôn
12 0.53 0.62 0.82
18 0.48 0.58 0.80
24 0.45 0.56 0.79
36 0.42 0.53 0.78
Chu kỳ bảo dưỡng đèn Cấp bảo vệ của bộ đèn 
IP5X
Phân loại môi trường
Đô thị lớn, khu công nghiệp nặng Đô thị lớn, khu công nghiệp nặng Đô thị lớn, khu công nghiệp nặng
12 0.89 0.89 0.89
18 0.87 0.87 0.87
24 0.84 0.84 0.84
36 0.76 0.76 0.76
Chu kỳ bảo dưỡng đèn Cấp bảo vệ của bộ đèn 
IP6X
Phân loại môi trường
Đô thị lớn, khu công nghiệp nặng Đô thị lớn, khu công nghiệp nặng Đô thị lớn, khu công nghiệp nặng
12 0.91 0.91 0.91
18 0.90 0.90 0.90
24 0.80 0.80 0.80
36 0.83 0.83 0.83

5. Cấp bảo vệ phù hợp của một số loại đèn LED

5.1 Đèn pha LED

  • Đèn pha led có thể vừa chiếu sáng trong nhà vừa chiếu sáng ngoài trời. Đèn pha sử dụng trong nhà, chỉ số IP không cần quá cao khoảng IP65.

  • Với đèn pha led chiếu sáng ngoài trời. Nó phải chống chịu với nhiều yếu tố ngoại biên như gió, bụi, mưa, côn trùng… Vì vậy tiêu chuẩn IP cần đạt tiêu chuẩn chống nước IP65.

  • Tham khảo một số loại đèn pha LED tại đây.

5.2, Đèn đường LED

  • Nhắc đến đèn đường chúng ta đều hiểu là sẽ sử dụng chiếu sáng ngoài trời. Cũng như đèn pha led chiếu sáng ngoài trời, đèn đường led phải đạt chỉ số IP tối thiểu là IP66.

  •  Hiện tại nhiều dòng đèn đường led cao cấp được sản xuất với tiêu chuẩn IP lên tới IP68.

  • Tham khảo một số loại đèn đường LED tại đây.

6. Làm thế nào để xác định được chỉ số IP của đèn?

  • Chúng ta sẽ không thể nào xác định được chỉ số IP của đèn bằng mắt thường hoặc phương pháp thủ công.

  • Để xác định được tiêu chuẩn này các sản phẩm cần được khảo sát, thử nghiệm trong các phòng nghiên cứu của các tổ chức kiểm định chất lượng.

  • Mỗi sản phẩm khi công bố tiêu chuẩn IP đều đã được cấp giấy tờ chứng nhận đã được đo lường. Bạn cần yêu cầu người bán cung cấp các giấy tờ liên quan để chứng minh.

  • Tuy nhiên vẫn còn nhiều đơn vị vẫn công bố chỉ số này mà chưa qua kiểm định. Vì vậy, bạn cần chọn những đơn vị, thương hiệu đèn led thật uy tín để mua sản phẩm này.

Nguồn: H.K Led

Bạn đang xem: CHỈ SỐ IP LÀ GÌ? Bài chia sẻ chi tiết về các chỉ số, cấp độ, mức bảo vệ và các ký hiệu, ký tự liên quan
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

HCM-Miền Nam (Mr Danh): 0944.840.666 Hà Nội-Miền Bắc (Mr Hiệp): 0971.043.999 M.Trung-ĐàNẵng (Mr Tuấn Anh): 094.2344.888
Báo giá nhanh
Chat ngay